$slide[foo].title

Quy trình làm đất trồng rau hiệu quả

Quy trình làm đất trồng rau hiệu quả

 

Đất chính là điều kiện quan trọng để cây có thể sinh trưởng và phát triển, đặc biệt đối với các loại cây trồng ngắn ngày. Vì vậy, khi bắt tay vào trồng trọt, người nông dân cần làm đất để đảm bảo đất sạch, đủ dinh dưỡng cho cây sinh sống.

Quy trình làm đất màu trồng rau là yếu tố cần và đủ đối với kỹ thuật trồng trọt. Làm thế nào để làm đất đúng chuẩn quy trình, cùng nghiên cứu bài viết dưới đây.

 

➡️Có thể bạn quan tâm:

 

- 6 bước trồng cây làm vườn sân thượng

- Hướng dẫn cách cải tạo đất trồng rau hiệu quả

Bí quyết trộn đất trồng rau sạch trên sân thượng

I. Tại sao cần thiết phải làm đất khi trồng rau?

Cây trồng có phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao hay không có phần là do đất trồng có sạch, cung cấp đủ dinh dưỡng.

Đất sạch là đất không chứa các kim loại nặng, các chất hóa học độc hại, còn dư hàm lượng thuốc trừ sâu hay ẩn chứa các mầm bệnh, trứng sâu. Đất đủ dinh dưỡng là đất có hàm lượng vi sinh vật có ích, các nguyên tố đa lượng, các chất hữu cơ có lợi cho sự phát triển của cây.

Công tác làm đất sẽ loại bỏ được những chất hóa học độc hại, loại bỏ mầm bệnh,... đồng thời cung cấp lại các chất dinh dưỡng đã hao mòn sau một mùa vụ.

Làm đất nhằm tạo độ tơi xốp cho đất, tạo điều kiện thuận lợi nhất để trồng rau, trồng cây.

II. Quy trình làm đất trồng rau đúng tiêu chuẩn

2.1. Chuẩn bị

Bạn cần chuẩn bị:

 

- Khay nhựa, thùng xốp: để đựng đất, là nơi làm đất đối với trường hợp trồng rau trong chậu, trên sân thượng. 

- Phân bón: nhằm cấp thêm dinh dưỡng cho đất, phân bón là thứ bạn cần chuẩn bị cho quá trình làm đất. Các loại phân bón sử dụng có thể là phân hữu cơ, phân vi sinh, phân xanh, phân trùn quế, phân bò hoai mục, ...

- Vôi bột: Với tính khử mạnh, vôi bột giúp bạn làm sạch mầm bệnh, trứng sâu  và cung cấp canxi cho đất sau thời gian thu hoạch.

2.2. Xới đất, làm tơi đất, bón vôi và phơi đất

Các yếu tố môi trường tác động có thể khiến đất bạc màu, xói mòn nhanh, dễ mất các chất dinh dưỡng, ẩn chứa nhiều mầm bệnh, nấm mốc. Vì vậy sau một vụ thu hoạch, chúng ta cần nhổ hết rễ cây còn sót lại trong đất, xới đất nhằm giúp đất thoáng khí, tạo lượng oxi trong đất. 

Đồng thời cần bón vôi, phơi đất trong một khoảng thời gian nhất định để diệt sạch các mầm bệnh, nấm mốc cũng như cung cấp thêm canxi, giảm độ chua, ngăn chặn thoái hóa cho đất.

2.3. Làm đất tơi xốp

Đây là nhiệm vụ bạn không thể bỏ qua khi trồng rau. Làm tơi xốp đất bằng cách ủ và trộn rơm mục, mùn xơ dừa, thân, vỏ cây lạc, … với đất nhằm tạo độ thông thoáng và giữ độ ẩm cho đất. 

2.4. Cung cấp dinh dưỡng cho đất

Phân bón chính là giải pháp cấp lại dinh dưỡng cho đất.

- Phân hữu cơ: Phân hữu cơ thường dùng là chất thải của động vật đã hoai mục. Phân bò là loại phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, thích hợp với đất trồng bạc màu. 

- Phân vi sinh: Phương pháp này có ưu điểm là không gây nóng cho đất trồng và rất lành cho cây trồng. 

- Phân trùn quế: Đây là loại phân chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng. chế phẩm sinh học này giúp hòa tan chất hữu cơ còn ứ đọng, khó tiêu trong đất như đạm, kali, lân, cung cấp lượng chất dinh dưỡng tốt mà không cần bón thêm bất cứ loại phân nào và giữ ẩm cho đất.

- Tận dụng rác thải nhà bếp làm phân bón và tưới cây: Rác thải nhà bếp có thể là gốc rau, vỏ các loại củ quả, trái cây, ruột cá, nước vo gạo, … trở thành vũ khí giúp cây, rau bạn trồng phát triển. Cách thức rất đơn giản, các loại vỏ củ quả, trái cây, rau thừa, ruột cá, … bạn có thể vùi xuống đất trồng rau. Khi chúng phân hủy sẽ tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho cây. Hoặc dùng nước vo gạo bạn có thể tưới cây, cho vào thùng ủ rồi hòa loãng với phân để nó trở thành phân bón vô cơ. ….

 

Lời Kết: Trồng cây, trồng rau quả thực không đơn giản, có lễ như đang nuôi con vậy. Chúng ta cần theo dõi, chăm sóc chúng thường xuyên, tỷ mỉ với hy vọng chúng phát triển thật tốt. Mọi công sức sẽ được đền bù khi chúng ta thu hoạch được một vụ bội thu, chính tay cảm nhận sự lớn lên của ‘những đứa con”.

Trân trọng!

XEM THÊM BÀI VIẾT

Tags: ,
Dịch vụ

Coppyright@2017 https://bandatmau.com/, All Rights Reserved.